GX Bùi Phát: Đồng hương Quần Cống mừng Bổn mạng Đức Mẹ Mân Côi - 2023 Maria Loan Phượng Viết Luyện Ngày 09/10/2023

 

GX Bùi Phát: Đồng hương Quần Cống mừng Bổn mạng Đức Mẹ Mân Côi - 2023

   
GX Bùi Phát: Đồng hương Quần Cống mừng Bổn mạng Đức Mẹ Mân Côi - 2023

TGPSG -- Tảng đá thợ xây loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường (Mt 21,42)

Thánh lễ mừng kính Đức Mẹ Mân Côi, Bổn mạng Đồng Hương Quần Cống được cử hành rất trọng thể vào lúc 17g00 ngày 07-10-2023 tại giáo xứ Bùi Phát, thuộc giáo hạt Tân Định do Linh mục (Lm) Vinh Sơn Phạm Trung Thành, Dòng Chúa Cứu Thế chủ tế. Đồng tế với ngài có Lm Đaminh Phạm Đình Chiến, OP (là hai người con của đồng hương Quần Cống).

Đầu lễ Lm chủ tế nói: “Hôm nay mừng kính Đức Mẹ Mân Côi cũng là bổn mạng Đồng hương Quần Cống, xin tạ ơn và cầu bình an cho quý Linh mục, tu sĩ, quý ân nhân, thân nhân cùng cộng đoàn dân Chúa trong Đồng hương.”

Chia sẻ bài Tin Mừng hôm nay Lm Vinh Sơn nói đến vườn nho được sánh với nhà Israel và người chủ vườn nho chính là Thiên Chúa, Thiên Chúa đã chọn Israel làm dân riêng của Người, Người luôn trung thành với tổ phụ Apraham và ban cho họ một vùng đất tràn trề sữa và mật, sau khi giải thoát dân Israel khỏi đất Ai Cập Chúa đã sai ông Môsê đến giải thoát cho họ và tiến vào miền đất hứa, họ đã tuân thủ lời Chúa đó là ân ban hoàn toàn nhưng không của Thiên Chúa.

Thánh Phaolô nhắc chúng ta hãy có đời sống cầu nguyện kết hợp với Thiên Chúa phải sống công chính chân thật và thánh thiện, hãy trình bày nỗi khó khăn và chính Ngài sẽ ban cho ta sự bình an đích thực.

Kết thúc bài dụ ngôn Chúa nói với các người lãnh đạo Do thái rằng “Nước Thiên Chúa, Thiên Chúa lấy đi không cho các ông nữa, mà ban cho một dân tộc biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi” (Mt 21,43) như vậy ơn cứu độ chính là ban cho dân Do Thái nhưng nay không còn thuộc về dân tộc nào nữa mà dành cho những ai đón nhận lời Chúa và làm nảy sinh nhiều hoa trái.

Thánh lễ được nối tiếp với phần phụng vụ Thánh Thể.

Trước khi ban phép lành cuối lễ, Lm Vinh Sơn đại diện cho Đồng hương Quần Cống có lời cảm ơn Lm Giuse chánh xứ Bùi Phát, Lm phó xứ, linh mục chủ tế Vinhsơn cựu Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế cùng cộng đoàn dân Chúa đã tham dự Thánh lễ cách sốt sáng và cầu nguyện cho Đồng hương Quần Cống.

Thánh lễ kết thúc lúc 18g15 với bài hát “Con xin dâng Mẹ” với biết bao tâm tình nài xin tha thiết, sau đó cộng đoàn đồng hương chụp hình lưu niệm với đoàn đồng tế.

Lược sử Đồng hương Quần Cống Sài Gòn:        

Nguồn gốc thành lập và tổ chức:

Sau Hiệp định Genève 1954, giáo dân giáo xứ Quần Cống đã di cư vào Nam, cảnh chia ly kẻ Nam, người Bắc không ngăn nổi nước mắt. Sau hai năm tái hòa nhập vào cuộc sống mới tại Sai Gòn người dân di cư đã có cuộc sống ổn định đa số sống quây quần bên nhau thành từng khu vực, sống sinh hoạt theo tập quán, tạo điều kiện giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau phát triển hòa nhập trong cuộc sống mới rất nhanh. Đồng hương cũng lần lượt được thành lập, đặc biệt hội đồng hương Quần Cống (miền Nam) được thành lập rất sớm. Với lợi thế giáo dân giáo xứ Quần Cống di cư vào Nam đa số sinh sống tại Sài Gòn, đông nhất sinh sống tại khu vực cổng xe lửa số 6 đường Trương Minh Ký cũ nay là đường Lê Văn Sỹ. Nỗi buồn xa quê hương, tình làng nghĩa xóm, những kỷ niệm xa xưa trong xứ đạo luôn được sống lại trong ký ức của mỗi người. Sự chia sẻ, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống đạo và đời, như được sự yêu thương soi sáng dẫn dắt của Ba Thánh quê hương, tình cảm keo sơn gắn bó đã đơm bông kết trái thành tình đồng hương.

Năm 1956, được sự khuyến khích của các Linh mục nguyên quán di cư, Hội Đồng hương Quần Cống (Sài Gòn) đầu tiên đã chính thức được thành lập. Tôn kính Ba Á Thánh (1951) quê hương làm chuẩn mực, như ngọn nến lung linh soi sáng cho các gia đình đồng hương trong cuộc sống mới, luôn gương mẫu đạo đức trong cuộc sống hàng ngày. Các sáng lập viên cũng là các viên chức của Hội, đã quy tụ các giáo dân gốc giáo xứ Quần Cống sinh sống tại Sài Gòn để thành lập nên một hội đồng hương. Hội đồng hương Quần Cống được tổ chức và sinh họat theo tập quán truyền thống lâu đời thuần tôn giáo như một giáo xứ quê hương thứ hai nhưng không có linh mục, biệt lập không trực thuộc giáo xứ hay địa phương sở tại, nên các viên chức đại diện đồng hương có trọng trách tinh thần rất cao và nặng nề. Ngoài sự quan tâm tinh thần, đạo đức, hiếu hỷ, thăm hỏi khi có người ốm đau, tổ chức phúng viếng, chiêng trống (tùy theo từng hội viên) khi có người qua đời. Đồng hương Quần Cống hàng năm ngày 02-11 xin lễ cầu cho các linh hồn và ngày 13-1 tổ chức rước, giỗ kính Ba Á Thánh.

Các sáng lập viên ban đầu gồm có:

  • Cụ Chỉ Vinhsơn Nguyễn Viết Sáng
  • Ông Giuse Phạm Quang Khai
  • Ông Đaminh Đỗ Quý Bản
  • Ông Philípphê Nguyễn Trọng Bảo

Năm 1969, được sự quan tâm, ưu ái đặc biệt của Lm nguyên quán Giuse Đỗ Trọng Kim, ngài đã mua và tặng cho đồng hương Quần Cống Sài Gòn một khu đất rộng 3.000m2 tại Bình Hưng Hòa ngày nay, để lập nghĩa trang chôn cất những người đồng hương từ trần. Mặc dù ngài đã từ trần không an nghỉ tại nơi đây nhưng hàng năm tổ chức lễ cầu cho các linh hồn đã qua đời (02-11) tại nghĩa trang, giáo dân đồng hương vẫn luôn tưởng nhớ đến ngài cách riêng và ngày giỗ (03-11) của Ngài hàng năm, Ban đại diện đồng hương Quần Cống đến đọc kinh cầu nguyện tại chân núi Đức Mẹ trong khuôn viên giáo xứ Tân Hòa (Kiến Thiết) là nơi an nghỉ của ngài ngày nay.

Ngày 19-6-1988 (06-5-Mậu Thìn) Đức Giáo Hoàng  Phaolô II tôn phong 117 Vị lên hàng Hiển Thánh, trong đó có Ba Thánh quê hương Quần Cống, tượng Ba Thánh tại đồng hương Quần Cống cũng bắt đầu chính thức được tạc và tôn thờ từ đó, bộ tượng cao 0,85m do đồng hương Quần Cống Sài Gòn tự quyên góp.

Sau một thời gian hoạt động, mới chính thức bầu các chức danh, là các thành viên nhiệt tình, đạo đức, gương mẫu vào ban đại diện đồng hương, các chức danh được lưu nhiệm đến khi xin mãn nhiệm hoặc từ trần mới được bầu thay thế như sau:

  • Ông Giuse Phạm Quang Khai            Hội trưởng (mãn nhiệm)
  • Ông cố Đaminh Phạm Viết Thạch      Hội phó được bầu lên làm Hội chánh

Ông Giuse Nguyễn Viết Tiền             Hội phó kiêm Thủ quỹ

  • Ông Philípphê Nguyễn Trọng Bảo      Thư ký (mãn nhiệm)

        Ông             Đỗ Thái Hùng                 Thư ký

  • Ông Đaminh Đỗ Quý Bản                  Cố vấn giao tế      

     Sau năm 1975 thống nhất đất nước, một số viên chức trong hội từ trần, một số ra nước ngoài định cư nên phải bầu lại viên chức mới thay thế. Tổ chức và sinh họat đồng hương vẫn giữ nề nếp theo truyền thống như khi mới thành lập.

  • Ông Đaminh Phạm Năng Đoán     Hội trưởng (mãn nhiệm)
  • Ông Đaminh Phạm Công Báu       Hội phó được bầu lên làm Hội chánh

     Ông Đaminh Phạm Viết Nhu         Hội phó kiêm Trùm họ Nhà Xứ

  • Ông Đaminh Đỗ Viết Áo               Thư ký (mãn nhiệm-xuất ngoại)

     Ông Đaminh Ngô Viết Đề              Thư ký kiêm Trùm họ Nghiệp Đoài

  • Ông               Đỗ Thái Hùng          Thủ quỹ
  • Ông Vinhsơn Phạm Đức Lộc         Ủy viên Nghĩa trang

     Từ khi thành lập đồng hương chưa có nơi sinh hoạt, hội họp chung cố định, tượng thờ Ba Thánh được tạm đặt nhà ông Hội Chánh theo từng nhiệm kỳ. Năm 1992, Ông Bà Chánh Giuse Phạm Quang Khai mặc dù đã ra nước ngoài sinh sống nhưng vì lòng yêu kính Ba Thánh và yêu mến đồng hương quê nhà đã hết lòng quan tâm giúp đỡ, về Việt Nam mua và xây dựng tặng cho đồng hương Sài Gòn một căn nhà đúc ba tấm (một trệt, hai lầu) làm Đền kính Ba Thánh được đặt tại 453/152, Phường 12, Quận 3, Thành phố HCM, cũng là nơi cố định đầu tiên sinh hoạt chung cho đồng hương Quần Cống Sai Gòn và luôn ghi nhớ ông bà Giuse Phạm Quang Khai là ân nhân đã giúp cho đồng hương Quần Cống Sài Gòn có nơi tôn thờ Ba Thánh tốt đẹp như ngày hôm nay và cũng không thể quên tri ân nhắc đến công sức, sự nhiệt tình, năng động của từng vị trong Ban đại diện. Từ khi có đền kính Ba Thánh mọi sinh họat của đồng hương trở nên sốt sáng hơn, đọc kinh khấn hàng ngày vào lúc 7 giờ sáng, đọc kinh khấn và họp đồng hương vào lúc 19 giờ ngày 13 hàng tháng, lễ giỗ mừng kính Ba Thánh vào ngày 13 tháng 01 hàng năm.

Ngoài những ân nhân giúp đỡ đặc biệt cho đồng hương còn có những ân nhân khác đã chung tay, góp sức tạo dựng ban đầu nên đồng hương ngày nay.

     Năm 1998, Đại hội bầu lại ban Đại diện đồng hương mới (Nội quy một nhiệm kỳ 03 năm).

  • Ông Đaminh    Ngô Xuân Khang  Hội trưởng
  • Ông Đaminh    Ngô Viết Đề          Hội phó
  • Ông Giuse        Ngô Xuân Hương  Hội phó
  • Ông Vinhsơn   Phạm Bá Thơ        Thư ký
  • Ông Giuse        Trần Viết Đĩnh      Thủ quỹ
  • Ông Giuse        Đỗ Hồng Đăng      Ủy viên (ca đoàn)
  • Ông cố Vinh Sơn Phạm Đức Lộc   Ủy viên (nghĩa trang)

Ngoài những sinh hoạt theo truyền thống, Ban dại diện đồng hương đã tổ chức hàng năm đọc kinh kính Đức Mẹ Mân Côi trong suốt tháng 10 (dl) và cả tháng 11 (dl) đọc kinh cầu cho các linh hồn qua đời vào lúc 19 giờ tại đền Ba Thánh.

Ngày 13-9-2022, Đại hội bầu lại ban Đại diện đồng hương mới nhiệm kỳ 3 năm:

  • Ông Vinh Sơn Đỗ Minh Chấn       Hội trưởng
  • Ông Giuse. M Phạm Viết Viễn       Hội phó
  • Ông Vinh Sơn Ngô Viết Luyện               Thư ký
  • Ông Đaminh Phạm Khắc Triêm (Toàn)   Thủ quỹ

Tiền nhân xưa kia đã chọn đất Quần Cống để khai phá lập nghiệp và tòng giáo, một mảnh đất phì nhiêu, trù phú, nhỏ bé nhưng nảy sinh nhiều cống sĩ cho đời và nhiều anh hùng Tử Đạo nhân chứng cho đức tin, trên Thiên Quốc các Ngài rất vui mừng khi thấy con cháu luôn làm rạng rỡ liệt tổ liệt tông. Với lòng đạo đức nhiệt thành, thánh thiện trong cuộc sống, luôn tiến bước không ngừng của tiền nhân như đã ăn sâu nối tiếp trong tiềm thức cho các thế hệ con cháu noi theo.

Ngày nay dòng máu ấy vẫn tiếp tục lan chảy không ngừng nghỉ, bắt đầu từ hội đồng hương Quần Cống (Sài Gòn) được thành lập như điểm nhấn đầu tiên mà Thiên Chúa muốn thử thách những người sáng lập, không nhà thờ, không linh mục, không tài sản vật chất, mà có tổ chức như xứ đạo quê hương, tự chèo chống để đưa đồng hương từ không nên có như hôm nay, đó cũng là khuôn mẫu đầu tiên mà Ba Thánh quê hương luôn soi dẫn cho người Quần Cống xa quê hương soi chung. Ngày nay nơi đâu có bóng dáng người Quần Cống lập nghiệp thì nơi đó có ảnh tượng Ba Thánh, có tổ chức đồng hương hình thành tùy theo hoàn cảnh, sinh họat dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng vẫn theo nề nếp truyền thống.

Xin Chúa và Ba Thánh ban tràn đầy Hồng phúc xuống cho người Đồng hương.

Bài: Maria Loan Phượng (TGPSG)
Ảnh: Viết Luyện

        

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Giáo xú Bùi Phát: Hội Các Bà Mẹ Công Giáo mừng lễ Thánh nữ Monica

Giáo xứ Bùi Phát: cầu cho ơn Thiên Triệu - 2023 Maria Loan-Phượng Viết Luyện Ngày 01/05/2023